NÔNG NGHIỆP SẠCH VÂN HỒ, SƠN LA
Trang chủ Mô hình CSA ở Vân Hồ Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn

Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn

Ngày đăng : 24/10/2023
Tên mô hình:
Nhóm mô hình:
Địa điểm thực hiện: Thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, Hà Giang
Cây trồng chính: Cây Lê Đài Loan
Tổng diện tích: 6,5 ha
Thời gian thực hiện: 27 tháng
 

Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn 

 
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Phố Bảng
Phố Bảng là một thị trấn biên giới của huyện Đồng Văn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1170 ha, phía Bắc của thị trấn tiếp giáp với Trung Quốc, có đường biên giới Việt – Trung dài 2,898 km; phía Nam giáp xã Phố Cáo; phía Tây giáp xã Phố Là, phía Đông giáp xã Sủng Là. Khu vực thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn nằm ở độ cao khoảng 1.450 m so với mực nước biển, có cấu tạo địa hình khá phức tạp, nằm giữa một vùng núi đá, có nhiều núi cao kết hợp với địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc điểm thời tiết gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới, rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng ôn đới.
Dân số toàn thị trấn là 2.931 người, với 558 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,17% tổng dân số, ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư đồng bộ vào sản xuất.Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.170 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 358,2ha chiếm 30,62%, đất lâm nghiệp là 786ha chiếm 67,34%, đất ở và đất chưa sử dụng chiếm 2,04%. Đất nông nghiệp của xã được sử dụng cho canh tác lúa, ngô là 93,3ha; đất canh tác cây ăn quả là 54,6ha; đất canh tác các loại cây hàng năm (đậu tương, rau đậu,...) là 210,3ha.
Các cây trồng như lúa, ngô, đậu tương,… chủ yếu đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Định hướng phát triển kinh tế của địa phương hướng tới các cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững như rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi chuyên canh quy mô nông hộ.
2. Hiện trạng sản xuất tại khu mô hình.
Khu  lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất lê an toàn có tưới với diện tích  6,5ha thuộc Khu 1 và 2 của Thị trấn Phố Bảng, nằm tiếp giáp với chợ trung tâm Thị trấn.  Khu thực hiện mô hình được hình thành bởi các khu đồi nhỏ có đỉnh tròn, sườn có độ dốc 20 – 350, có diện tích mỗi khu từ 0,5 – 0,7ha tương đối thuận lợi cho trồng và chăm sóc cây lê. Hiện tại, mô hình có 56 hộ dân canh tác.
Hiện tại, toàn bộ khu mô hình có khoảng 1ha đã trồng cây lê (cây 2 – 3 năm tuổi) và 5,5ha đang canh tác ngô.
- Về phương thức làm đất: Do địa hình đồi núi nên phương thức làm đất chủ yếu là thủ công.
- Về mật độ, khoảng cách: Người dân địa phương trồng cây không theo quy trình kỹ thuật, mật độ cây khoảng 800 – 900 cây/ha. Mật độ, khoảng cách trồng cây không hợp lý, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây vào thời kỳ kinh doanh.
- Về phân bón: Các nông hộ đã trồng lê đa số không bón vôi bột và các loại phân hữu cơ. Việc sử dụng nhiều phân hóa học như đạm và NPK (80 – 100kg/ha/năm) làm đất nhanh thoái hóa. Cùng với hiện tượng bón phân không cân đối đã làm giảm khả năng hấp thụ phân bón và giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây lê.
- Về cắt tỉa: Đa số các hộ dân không áp dụng biện pháp cắt tỉa, tạo hình cho cây
- Về phòng trừ sâu bệnh hại: Các loại sâu bệnh hại phổ biến ở khu mẫu gồm: sâu cuốn lá, sâu ăn lá, … hại chủ yếu vào các đợt sinh trưởng các đợt lộc của cây lê. Ngoài ra, ruồi vàng đục quả cũng làm ảnh hưởng đến mẫu mã chất lượng quả. Đa số các nông hộ không áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật cho cây lê, nên phần lớn cây bị sâu ăn lá hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
- Về phương thức tưới: Hiện tại, chưa có biện pháp tưới chủ động nào được áp dụng tại mô hình. Nước tưới cho cây lê ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào nước mưa. - Tình hình sử dụng lao động trong các giai đoạn: Khoảng 60 – 70% các công đoạn trong sản xuất như: đào hố, trồng cây, chăm sóc và thu hoạch đều được thực hiện bởi phụ nữ. Trong đó, giai đoạn sử dụng nhiều lao động nữ là làm cỏ, bón phân và tiêu thụ sản phẩm.
3. Hiện trạng tưới tiêu, cơ sở hạ tầng tại khu mô hình
Hiện trạng giao thông
      Khu mô hình tại thị trấn Phố Bảng nằm cách quốc lộ 4C 5km, cách thị trấn Đồng Văn 30km, cách thị trấn Yên Minh 25km. Đường nối từ quốc lộ 4C đến khu mô hình là đường nhựa. Giao thông trong khu mô hình sử dụng các tuyến đường mòn đã có từ lâu, hiện một số đoạn đã xuống cấp.
Hiện trạng tưới tiêu
       Hiện nay, khu vực mô hình chưa chủ động được công tác tưới. Hệ thống dẫn nước chưa được đầu tư, xây dựng hoàn thiện, đã gây khó khăn cho công tác sản xuất nông nghiệp tại địa điểm này. Nguồn nước tưới cho khu vực hiện đang phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa.
Hiện trạng điện.
       Hiện tại, cách khu mô hình 300m đã có trạm biến áp với công suất 250KVA.
4. Đánh giá sơ bộ về khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng mô hình CSA.
Thuận lợi:
- Cây lê Đài Loan đã được trồng thử nghiệm tại thị trấn Phố Bảng, và tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tại địa phương. Thêm vào đó, người dân ở đây đã có kinh nghiệm trồng lê.
- Khu thực hiện mô hình CSA gần trung tâm của Thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, thuận lợi cho thăm quan học tập, hội thảo hôi nghị, học tập cộng đồng để nhân rộng mô hình.
- Khu mô hình nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây ăn quả của huyện, tỉnh.
Khó Khăn:
- Chưa có hệ thống tưới, tiêu và dự trữ nước vì vậy không chủ động cho các hoạt động nông nghiệp bao gồm cả canh tác lê, đặc biệt là vào các tháng mùa khô (tháng 10 – tháng 4 năm sau).
- Điều kiện địa hình đồi núi cản trở việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
- Trình độ canh tác và mức đầu tư vào sản xuất của người dân còn thấp và  chưa đồng đều.
- Năng lực và nhận thức của cán bộ, nông dân về biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.
009bet 009bet
Từ khóa : nông nghiệp

Bản đồ thời tiết

  • Các lớp bản đồ
  • Bản đồ cơ bản
Phản ánh phát hiện dịch bệnh