NÔNG NGHIỆP SẠCH VÂN HỒ, SƠN LA
Trang chủ Mô hình CSA ở Vân Hồ Mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại Thị trấn Cao Phong

Mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại Thị trấn Cao Phong

Ngày đăng : 24/10/2023
Tên mô hình:
Nhóm mô hình:
Địa điểm thực hiện: Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình
Cây trồng chính: Cây cam
Tổng diện tích: 5,76 ha
Thời gian thực hiện: 27 tháng
 
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về mô hình CSA cam chất lượng tại thị trấn Cao Phong
 
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động xã Cao Phong
Thị trấn Cao Phong nằm trên Quốc lộ 6 cách Thành phố Hoà Bình 16 km: Phía Bắc giáp với xã Thu Phong và xã Bắc Phong; Phía Nam giáp xã Tân Phong; Phía Đông giáp xã Đông Phong và Tân Phong; Phía Tây giáp xã Tây Phong và Bắc Phong.
Thị trấn Cao Phong nằm ở độ cao 203m so với mặt nước biển, thuộc vùng đồi núi thấp, ít bị chia cắt bởi sông suối. Hướng dốc địa hình từ Tây Nam đến Đông Bắc, độ dốc trung bình 5% - 8%. Độ dốc cao nhất >25%.
Thị trấn Cao Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 230C; Nhiệt độ cao nhất 29,70C vào tháng 6, đặc biệt có năm cao tới 400C; Nhiệt độ thấp nhất 15,50C vào tháng 1, đặc biệt có năm thấp tới 20C.
Lượng mưa ở đây trung bình khoảng 1.800 – 2.200mm/năm với khoảng 110 – 120 ngày mưa/năm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, chiếm 80% lượng mưa cả năm và gây lũ lớn, xói lở các triền dốc. Trong khi tháng 12, 1, 2 lượng mưa chỉ có 12,3mm, gây hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống cây trồng.
Thị trấn Cao Phong hiện nay có 10 khu dân cư nằm dọc theo Quốc lộ 6 về phía Tây, đi các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Ninh Bình đều chạy qua Thị trấn Cao Phong. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán và phát triển, hợp tác các mặt văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
2. Hiện trạng sản xuất tại khu mô hình
Mô hình CSA trồng cam tại khu 6, Thị trấn Cao Phong thực hiện trên 8 hộ gia đình với tổng diện tích là 5,76ha. Hộ có diện tích nhỏ nhất là 0,22ha và lớn nhất là 1,1ha. Chủng loại giống, diện tích các loại cam và năm tuổi của các vườn cam của các hộ như sau:
Bảng 1: Chủng loại giống và diện tích cam tại các hộ tham gia mô hình
TT Tên hộ Giống cam và diện tích Tổng (ha)
V2 Cam CS1
1 Đào Minh Tám   1 tuổi/ 0,77 ha 0,77
2 Vũ Thị Luyện   1 tuổi/ 0,6 ha 0,60
3 Nguyễn Thị Hương 2 tuổi/ 0,88 ha   0,88
4 Phạm Văn Phụng 2 tuổi/ 1,1 ha   1,10
5 Phạm Văn Hòa 2 tuổi/ 0,63 ha   0,63
6 Nguyễn Tiến Văn 2 tuổi/ 0,58 ha   0,58
7 Phạm Đức Tuấn 2 tuổi/ 0,76 ha   0,76
8 Hoàng Thanh Vần 2 tuổi/ 0,22 ha 2 tuổi/ 2 ha 0,22
 
Cơ cấu cây trồng tại khu mô hình chủ yếu là các giống sau: cam CS1 (thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11), Cam V2 (thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 4). 
Toàn bộ diện tích của khu diện tích đã chọn đều đang trồng cam. Tất cả các hộ đều có cây cam trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ 1 – 2 tuổi). Quy trình trồng và chăm sóc của các hộ được tổng hợp từ kết quả điều tra như sau:
+ Làm đất, đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 - 70cm, sâu 60cm;
+ Bón lót: Phân hữu cơ (50 – 70kg), phân lân (0,6 – 1kg), vôi bột (0,5 – 1kg);
+ Thời vụ: vụ xuân trồng tháng 2 – 4, vụ thu trồng tháng 8 – 10;
+ Mật độ gieo trồng: khoảng cách trồng 4 x 5m, mật độ trung bình 500 cây/ha;
+ Quản lý cỏ dại: Thuốc trừ cỏ hóa học được người dân sử dụng phổ biến trong phòng trừ cỏ dại. Một số vườn có giữ các loại cỏ như: rau trai, cỏ lá tre, cỏ nút áo mọc trong vườn để giữ ẩm trong mùa nắng, chống rửa trôi chất dinh dưỡng trong mùa mưa.
+ Tưới và thoát nước: Hầu hết các vườn cam chỉ tưới nước trong thời kỳ khô hạn của năm. Các đồi trồng cam có địa hình dốc nên khả năng thoát nước tốt.
+ Bón phân: Phân hữu cơ được người trồng cam sử dụng hầu hết là chưa được xử lý đúng quy trình. Ngoài ra các loại phân bón vi sinh, phân bón lá cũng được sử dụng khá phổ biến.
+ Cắt tỉa: Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhưng hầu hết các hộ chưa thực hiện đúng quy trình cắt tỉa cho cây có múi. Điều này dẫn đến tán cây không cân đối, nhiều cành tăm, cành khô.
+ Bảo vệ thực vật: Hầu hết các hộ dân đều có hiểu biết về các loại sâu bệnh hại chính trên nhóm cây có múi. Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng thuốc BVTV nên có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái và môi trường.
Lực lượng lao động là nữ trực tiếp tham gia các hoạt động canh tác tại vườn cam chiếm 45%. Độ tuổi trung bình của nhóm lao động này là 25 – 45 tuổi.
 
Hình 1: Sơ đồ khu mô hình
3. Hiện trạng hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng khu mô hình
* Giao thông
- Giao thông liên vùng: cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km, cách trung tâm thành phố Hòa Bình 16km
- Giao thông nội vùng: có 10 khu dân cư nằm dọc theo Quốc lộ 6 về phía Tây, đi các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Ninh Bình đều chạy qua Thị trấn Cao Phong. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán và phát triển, hợp tác các mặt văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Khu mô hình nằm cạnh đường liên xã, cách quốc lộ 6 2km, đường liên xã là đường nhựa rộng 7m. Giao thông nội đồng chỉ là đường mòn dân sinh do vườn của các hộ sát nhau.
* Hiện trạng tưới, tiêu
Các hộ dân trong khu mô hình dùng bơm điện và kéo đường ống để bơm nước từ hồ Đắc Tra. Hầu như mỗi hộ dân đều tự trang bị máy bơm đặt ở lòng hồ với chi phí từ 7-10 triệu/máy bơm. Tuy nhiên, để đầu tư cho hệ thống tưới, chi phí chủ yếu lại phụ thuộc vào đường ống dẫn nước. Theo khảo sát, giá thành trên 1m ống nhựa Tiền Phong, đường kính 60mm - là loại được sử dụng phổ biến tại địa phương - trung bình là 10.000 – 12.000đ/m. Những vườn cam càng cách xa nguồn nước, chi phí đầu tư cho hệ thống tưới của hộ dân càng cao do chi phí mua đường ống tăng lên. 
Một số hộ đã đầu tư máy bơm và đường ống để cung cấp dịch vụ bơm nước theo giờ từ hồ tới bể tạm trữ của các hộ có vườn cam nhưng không đầu tư máy bơm riêng với mức giá 100.000đ/giờ bơm, mỗi giờ bơm được 15 – 20 m3.   
* Hiện trạng điện:
Do khu mô hình ở gần khu dân cư nên tại khu mô hình đã có điện sinh hoạt để phục vụ cho việc bơm nước.
4. Đánh giá sơ bộ về khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng mô hình CSA
+) Thuân lợi
- Các điều kiện về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, là điều kiện tốt cho phát triển của cây cam;
- Người dân sẵn sàng tiếp nhận các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ sản xuất;
- Cây cam là cây có giá trị kinh tế cao, có sức hấp dẫn với người dân để đầu tư;
- Khu mô hình đang được đầu tư kênh tưới từ hợp phần 2 để đảm bảo cấp nước tưới cho cây cam;
- Vị trí địa trí thuận lợi, dễ dàng cho giao thương hàng hóa với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận;
- Vườn cam đã được dồn đổi thửa, diện tích sở hữu trung bình trên hộ lớn là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp cơ giới đồng ruộng;
+) Khó khăn
- Chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ biện pháp kỹ thuật cắt tỉa nên tán cây không hợp lý;
- Bón phân theo chủ quan và chưa căn cứ vào quy trình kỹ thuật, sử dụng nhiều phân hữu cơ (phân tươi);
- Phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu bằng thuốc hóa học, có phần lạm dụng nên lãng phí và gây ô nhiễm môi trường;
- Tỉ lệ lao động là nữ giới trong canh tác vườn cam lớn, hạn chế về khả năng chăm sóc thường xuyên cho vườn cam;
- Chưa sử dụng các công cụ bảo hộ lao động; vỏ bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom và xử lý gây ô nhiễm môi trường;
- Chưa có hình thức bảo quản sau thu hoạch hiệu quả để giãn thời gian tập trung sản lượng được thu hoạch, giúp tăng và ổn định giá trị sản phẩm.
- Khó khăn về nguồn nước do điều kiện địa hình, địa chất của khu vực; 
- Chưa tưới nước đảm bảo nhu cầu nước của cây theo từng giai đoạn phát triển do không chủ động được nước tưới;
- Hình thức tưới dí chưa hiệu quả, gây lãng phí nước, tăng khả năng rửa trôi chất dinh dưỡng, làm chai cứng đất và xói mòn; 
- Chưa có mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái thu gom;
- Chưa có cơ sở tập trung, thu gom, bảo quản và sơ chế sản phẩm sau thu hoạch;
- Chưa có công trình tưới tiêu mặt ruộng để chủ động cấp nước.
Từ khóa : nông nghiệp

Bản đồ thời tiết

  • Các lớp bản đồ
  • Bản đồ cơ bản
Phản ánh phát hiện dịch bệnh