NÔNG NGHIỆP SẠCH VÂN HỒ, SƠN LA
Trang chủ Mô hình CSA ở Vân Hồ Giới thiệu mô hình CSA lúa Hương Nộn Tam Nông Phú Thọ

Giới thiệu mô hình CSA lúa Hương Nộn Tam Nông Phú Thọ

Ngày đăng : 25/10/2023
Tên mô hình:
Nhóm mô hình:
Địa điểm thực hiện: Khu 10,11,12 và 13 xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Cây trồng chính: Lúa
Tổng diện tích: 19,5 ha
Thời gian thực hiện: 28 tháng
 
Mô hình CSA lúa Hương Nội Tam Nông Phú Thọ.
 
1. Giới thiệu chung
- Tên mô hình: Sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng
- Địa điểm: Khu 10,11,12 và 13 xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Số hộ tham gia: 209 hộ
- Tên tổ chức (TCDN/HTX) đại diện thực hiện mô hình: HTX dịch vụ nông nghiệp Điện năng xã Hương Nộn
- Tên người đại diện cho tổ chức (TCDN/HTX): Hoàng Quyết Thắng
- Chức vụ (trong tổ chức): Chủ Tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX
- Địa chỉ: Xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Số điện thoại: 01697087225
Mô tả vắn tắt về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức (TCDN/HTX), cơ cấu ban lãnh đạo
+ Cơ cấu tổ chức: HTX dịch vụ nông nghiệp Điện năng xã Hương Nộn đã chuyển đổi theo luật HTX tháng 12 năm 2013, hội đồng Quản trị gồm 3 thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc HTX phụ trách chung, phó chủ tịch hội đồng quản trị - phó giám đốc HTX phụ trách kinh doanh nông nghiệp, 1 ủy viên hội đồng quản trị. Ban kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm 3 thành viên và 1 kế toán (nữ giới).
+ Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX: HTX tham gia các dịch vụ thủy nông, điện, thương mại tổng hợp, liên kết sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp; Mua bán và chế biến hàng nông-lâm- thủy sản; mua Bán vật liệu xây dựng.
+ Các hoạt động dịch vụ thế mạnh của HTX: Cung ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như vật tư nông nghiệp, dịch vụ thủy nông, máy móc phục vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.
2. Điều kiện tự nhiên
- Xã Hương Nộn là xã miền núi nằm gần trung tâm huyện Tam Nông dọc Quốc lộ 32A, cách thị trấn Hưng Hoá 1,5 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp sông Hồng và xã Cổ Tiết, phía Nam giáp xã Dị Nậu và thị trấn Hưng Hoá, phía Đông giáp sông Hồng và xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao, phía Tây giáp xã Thọ Văn. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 893,6 ha, có đường Quốc lộ 32A chạy qua và 3,9 km sông Hồng chảy qua địa phận xã, là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và dịch vụ
Bảng 1: Tình hình kinh tế - xã hội xã Hương Nộn huyện Tam Nông năm 2014
 
TT Chỉ tiêu Giá trị
1 Bình quân thu nhập đầu người 21.506.800 đ/người/năm
2 Bình quân lương thực đầu người đối với khẩu nông nghiệp 507 kg/người/năm
3 Cơ cấu kinh tế:
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Thương mại, dịch vụ
 
45,1%
31,4%
23,5%
4 Cơ cấu lao động:
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Thương mại, dịch vụ
 
47,5%
31%
21,5%
5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 33,2%
6 Tỷ lệ hộ nghèo 4,7%
7 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,08%
- Cơ cấu lao động của xã: Với địa hình khá bằng phẳng và được bao bọc bởi các sông ngòi, cơ cấu lao động thì sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo đóng góp thu nhập của xã (chiếm gần 50% cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động), các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ mới bước đầu phát triển, đóng góp trên 50% kinh tế và giải quyết lao động địa phương
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 33,2%, đây là điều kiện tốt để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác
3. Sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 422,9 ha, phân bổ khá đều tại 13 khu dân cư của xã, diện tích đất ruộng trồng lúa chiếm gần 60% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn xã, diện tích trồng rau và cây ăn quả các loại khoảng 100 ha, chủ yếu được trồng ở vườn nhà, đất bãi và đất đồi. Cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn chỉ chiếm diện tích nhỏ trong diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã.
Bảng 2: Phân loại diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Hương Nộn huyện Tam Nông
 
TT Loại đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất trồng lúa 246,57 58,3
2 Đất trồng ngô 65,3 15,4
  - Ngô bãi sông 36,6  
  - Ngô trên đất ruộng vàn cao 28,7  
3 Rau các loại 44,4 10,5
  - Dưa 0,5  
  - Cải bắp 3,8  
  - Su hào 3,4  
  - Cải ngọt 5,5  
  - Cà chua 0,7  
  - Bí 15  
  - Đậu đỗ 0,8  
  - Su su 1,6  
  - Sà lách 1,4  
  - Rau khác 11,7  
4 Cây ăn quả 54,1 12,8
5 Cây công nghiệp dài ngày 12,5 3,0
Cộng 422,87  
 
- Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng: Do phần lớn diện tích đất ruộng tại xã Hương Nộn có địa hình thấp, khi hợp phần 2 chưa hoàn thiện, phần lớn diện tích trong 246,5 ha đất trồng lúa bị ngập nước, không canh tác được vụ mùa và vụ đông, hệ số sử dụng đất thấp, hiệu quả sản xuất không cao.
- Các giống lúa, ngô  đang trồng phổ biến tại xã là  GS9, J02, Thiên Ưu 8, Khang dân đột biến, tám xoan, HT1…, cây ngô với diện tích canh tác 65,3 ha với các giống ngô lai DK8868, DK6919, LVN61.., giống và kỹ thuật canh tác được lựa chọn tự phát theo nhu cầu nông hộ
- Kết quả sản xuất: Năng suất lúa trung bình của toàn xã đạt 50,9 tạ/ha. Năng suất ngô trung bình đạt 52 tạ/ha.
- Các biện pháp canh tác chủ yếu, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và xử lý phụ phẩm…: Các hộ đã áp dụng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất trồng, đối với sản xuất lúa diện tích cấy chiếm 60%, 40% diện tích còn lại áp dụng gieo sạ, đối với sản xuất ngô đông chủ yếu là làm bầu, làm đất tối thiểu và che phủ rơm rạ. Thu hoạch bảo quản sản phẩm vẫn áp dụng truyền thống, chưa có xử lý phụ phẩm sau thu hoạch.
- Hoạt động của HTX/Tổ chức dùng nước: HTX cùng với tổ thủy nông luôn đảm bảo, điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
- Hiện trạng thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản còn nhỏ lẻ, chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp làm ra chỉ để dùng hoặc bán tại địa phương, một số lượng ít (khoảng 10% sản lượng lúa) được công ty giống Ba Vì thu mua.
4. Dân số, lao động và các tổ chức cộng đồng
-  Tình hình KT-XH các hộ nông dân đang sản xuất trên địa bàn: Tổng dân số của xã Hương Nộn 1828 hộ, với 7338 khẩu  trong đó số người trong độ tuổi lao động đạt 3338 người với thu nhập bình quân đầu người  đạt 21,5 triệu đồng/người/năm, bình quân mỗi một hộ dân có từ 4 đến 5 người trong đó lao động chính là 2 người/hộ còn lại là sống phụ thuộc.
-  Tình hình phân công lao động/vấn đề bình đẳng giới trong các khâu sản xuất trồng trọt: trong 1828 hộ dân có 1580 hộ dân làm nông nghiệp, tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 1585 người không có sự phân công lao động rõ ràng trong các khâu sản xuất trồng trọt, lao động nam và lao động nữ thường cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Phân công lao động giữa nam và nữ chỉ có trong ngành nghề khác như công nghiệp, xây dựng ( lao động nam chiếm đa số), tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (lao động nữ chiếm đa số)
-  Hoạt động của các HTX/Tổ chức dùng nước: HTX cùng với tổ thủy nông luôn đảm bảo, điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
5. Đánh giá sơ bộ về khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng mô hình CSA
5.1. Thuận lợi
- Đất canh tác được hình thành từ phù sa cổ và được bồi đắp hàng năm bởi phù sa sông Hồng, thành phần cơ giới đất là đất thịt nhẹ, rất phù hợp cho xây dựng mô hình canh tác lúa thuần chất lượng cao hướng tới sản xuất quy mô lớn.
- Cơ sở hạ tầng, đường nội đồng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khi được dự án hỗ trợ các hạng mục công trình như san ủi đồng ruộng, xây dựng kênh tưới, kênh tiêu, nâng cấp cải tạo đường nội đồng,…
- Nơi lựa chọn thực hiện mô hình CSA cách trung tâm của xã Hương Nội 1 km và huyện Tam Nông là 5 km,  thuận lợi cho thăm quan học tập, hội thảo hôi nghị, học tập cộng đồng để nhân rộng mô hình.
- Nguồn lao đồng tại địa phương khá dồi dào, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (33,2%), là điều kiện tốt để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như SRI, ICM, ngô bầu trồng với mật độ dày kết hợp với điều chỉnh tán lá,...
- Các nội dung dự kiến thực hiện xây dựng mô hình CSA như canh tác lúa theo SRI, IPM, xử lý phế phụ phẩm làm phân bón vi sinh,… phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và Đề án phát triển Nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ.
- Tại xã đã có HTX dịch vụ nông nghiệp đang thực hiện tốt các khâu cung cấp dịch vụ thủy lợi và vật tư nông nghiệp
5.2. Khó khăn
- Trình độ canh tác và mức đầu tư vào sản xuất của người dân chưa đồng đều, tỷ lệ hộ áp dụng các tiến bộ sản xuất mới như SRI (bán toàn phần), ICM trên lúa, VietGAP trên rau màu chưa được nhiều (dưới 30%) do điều kiện đầu tư và trình độ sản xuất không đồng đều giữa các hộ dân trong từng khu ruộng và cả cánh đồng.
- Kết quả phân tích mẫu đất tại khu ruộng cho thấy hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở mức nghèo, rất cần thiết trong quá trình canh tác phải bón bổ sung thêm các nguyên tố bị hạn chế hoặc thấp.
- Giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, chưa khai thác lợi thế cạnh tranh trên địa bàn.
- Mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế, hầu như các hộ dân đều sản xuất tự phát. Chưa phát triển được mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. HTX  chủ yếu là cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp, vai trò điều hành, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX là chưa có.
- Hệ thống tưới, tiêu hiện trạng các khu mẫu hiện nay là không đồng bộ. Một số tuyến kênh là kênh đất, đang bị xuống cấp trầm trọng. Bờ bị sạt lở, cây cỏ mọc nhiều, không được khơi thông dòng chảy, hiện tượng dò rỉ, thấm nước 2 bên bờ kênh là thường xuyên. Hằng năm, các tuyến kênh mặt ruộng không được thường xuyên tu bổ, cải tạo dẫn đến năng lực phục vụ tưới, tiêu cho cánh đồng mẫu là rất thấp.
- Tại ô ruộng bên phải trục đường chính đi vào khu mẫu, một số hộ dân phải bỏ đất hoang vào vụ Hè Thu do khả năng tiêu thoát nước kém, ruộng bị ngập nước, không canh tác được.
- Ô ruộng bên trái trục đường đi vào khu mẫu có địa hình tương đối cao nhưng do cống tiêu có kích thước nhỏ, bị đất vùi lấp nên khả năng tiêu thoát kém, không tiêu thoát kịp làm úng ngập cục bộ.
* Tóm lại: Những điểm hạn chế trong sản xuất nông nghiệp tại khu mẫu thực hiện hợp phần 3 của xã Hương Nộn sẽ được giải quyết khi hợp phần 2 của dự án hoàn thiện, toàn bộ cánh đồng lúa của xã được rút nước trong vụ mùa, đảm bảo canh tác 3 vụ/năm. Đồng thời, hợp phần 3 của dự án sẽ hỗ trợ tổ chức sản xuất lúa, cây trồng cạn vụ đông theo CĐML, áp dụng đồng bộ từ cơ giới hóa đến các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, phát triển mối liên kết các bên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phần thủy lợi của hợp phần 3 dự án sẽ hỗ trợ cải tạo lại cơ sở hạ tầng, đường nội đồng, kênh mương,.. giúp đảo bảo áp dụng các giải pháp phát triển sản xuất trên.
Từ khóa : khuyến nông , nông nghiệp , csa

Bản đồ thời tiết

  • Các lớp bản đồ
  • Bản đồ cơ bản
Phản ánh phát hiện dịch bệnh