NÔNG NGHIỆP SẠCH VÂN HỒ, SƠN LA
Trang chủ Mô hình CSA ở Vân Hồ Mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại xã Bắc Phong tỉnh Hoà Bình

Mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại xã Bắc Phong tỉnh Hoà Bình

Ngày đăng : 25/10/2023
Tên mô hình:
Nhóm mô hình:
Địa điểm thực hiện: Xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình
Cây trồng chính: Cây cam
Tổng diện tích: 21,74 ha
Thời gian thực hiện: 25 tháng
 
Dưới đây là mô hình CSA sản xuất cam chất lượng cao tại xã Bắc Phong tỉnh Hoà Bình
 
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động xã Bắc Phong
Bắc Phong là một xã ở phía Bắc thuộc huyện Cao Phong, cách trung tâm hành chính của huyện khoảng 2 km giao thông cơ bản thuận lợi  cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội. Xã Bắc Phong có diện tích 24,23 km², nằm ở tọa độ 20°44′11″B  - 105°17′50″Đ, có đường nhựa liên thôn từ Quốc lộ 6 vào xã, có tổng diện tích tự nhiên là 2.329 ha. 
Như vậy địa bàn của 1 thị trấn và 3 xã đã được lựa chọn làm mô hình đều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và đặc biệt sản phẩm cam nói riêng.
Xã Bắc Phong có 1.074 hộ với 4.571 nhân khẩu được chia thành 14 xóm, có 3 dân tộc  cùng chung sống là Mường, Kinh và Dao. Nguồn thu nhập chủ yều của nhân dân là từ sản xuất nông nghiệp. 
Thu nhập bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 19,5%. 
Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn nghề đạt 72%. Trong đó lao động có việc làm thường xuyên chiếm 87% (kể cả những lao động chưa qua đào tạo) (Báo cáo Đảng bộ xã Bắc Phong, 2015).
2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp khu mô hình
Mô hình CSA tại xã Bắc Phong thực hiện trên 4 hộ gia đình với tổng diện tích là 21,74ha. Hộ có diện tích nhỏ nhất là 3,9ha và lớn nhất là 7,65ha. Chủng loại giống, diện tích các loại cam và năm tuổi của các vườn cam của các hộ như sau:
Bảng 1: Chủng loại giống và diện tích cam tại các hộ tham gia mô hình
TT Tên hộ Giống cam và diện tích Tổng
V2 Cam CS1 Quýt Đường Canh
1 Bùi Văn Thịnh 1 tuổi/
1,9 ha
 3 tuổi/
1 ha
 3 tuổi/
1 ha
3,90
2 Bùi Thị Mảy  1 tuổi/
3,2 ha
3 tuổi/
1,4 ha
 3 tuổi/
1,34 ha
5,94
3 Bùi Văn Chiển 1 tuổi/
2,2 ha
 3 tuổi/
1,05 ha
3 tuổi/
1 ha
4,25
4 Bùi Văn Biến 1 tuổi/
3,8 ha
3 tuổi/
1,9 ha
 3 tuổi/
1,95 ha
7,65

Cơ cấu cây trồng tại khu mô hình chủ yếu là các giống sau: cam CS1 (thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11), Quýt Đường canh (thời gian thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1), Cam V2 (thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 4). Với cơ cấu giống như trên có thể tạo ra sản phẩm từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Thời gian thu hoạch rải vụ, kéo dài cho phép giảm bớt áp lực về mùa vụ và đáp ứng nhu cầu thị trường. 
Toàn bộ diện tích của khu diện tích đã chọn đều đang trồng cam, quýt. Tất cả các hộ đều có cây cam quýt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ 1 – 3 tuổi). Quy trình trồng và chăm sóc của các hộ được tổng hợp từ kết quả điều tra như sau:
+ Làm đất, đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 - 70cm, sâu 60cm;
+ Bón lót: Phân hữu cơ (50 – 70kg), phân lân (0,5 – 1kg), vôi bột (0,5 – 1kg);
+ Thời vụ: vụ xuân trồng tháng 2 – 4, vụ thu trồng tháng 8 – 10;
+ Mật độ gieo trồng: khoảng cách trồng 4 x 5m, mật độ trung bình 500 cây/ha;
+ Quản lý cỏ dại: Thuốc trừ cỏ hóa học được người dân sử dụng phổ biến trong phòng trừ cỏ dại. Một số vườn có giữ các loại cỏ như: rau trai, cỏ lá tre, cỏ nút áo mọc trong vườn để giữ ẩm trong mùa nắng, chống rửa trôi chất dinh dưỡng trong mùa mưa.
+ Tưới và thoát nước: Hầu hết các vườn cam chỉ tưới nước trong thời kỳ khô hạn của năm. Các đồi trồng cam có địa hình dốc nên khả năng thoát nước tốt.
+ Bón phân: Phân hữu cơ được người trồng cam sử dụng hầu hết là chưa được xử lý đúng quy trình. Các loại phân bón vi sinh, phân bón lá cũng được sử dụng khá phổ biến.
+ Cắt tỉa: Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhưng hầu hết các hộ chưa thực hiện đúng quy trình cắt tỉa cho cây có múi. Điều này dẫn đến tán cây không cân đối, nhiều cành tăm, cành khô.
+ Bảo vệ thực vật: Hầu hết các hộ dân đều có hiểu biết về các loại sâu bệnh hại chính trên nhóm cây có múi. Tuy nhiên, việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng thuốc BVTV nên có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái và môi trường.
Lực lượng lao động là nữ trực tiếp tham gia các hoạt động canh tác tại vườn cam chiếm 40%. Độ tuổi trung bình của nhóm lao động này là 27 – 40 tuổi.
Hình 2: Sơ đồ khu mô hình
3. Hiện trạng hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng khu mô hình
+) Giao thông
Khu tưới nằm cách quốc lộ 6 khoảng 4km. Tuyến đường dẫn vào khu tưới có chiều dài khoảng 2km nối từ đường liên xã được các hộ dân tự mở, phục vụ mục đích vận chuyển giống, vật tư, phân bón cho canh tác là đường đất, độ dốc lớn. Đường vào các lô canh tác cam cũng đã được hình thành tự phát bởi các hộ dân sở hữu, chủ yếu là đường đất, một số đoạn là đường cấp phối đá dăm.
+) Hiện trạng tưới, tiêu
Chưa có vườn cam nào trong khu vực xây dựng mô hình được đầu tư hệ thống thủy lợi mặt ruộng. Hệ thống tưới cho vườn cam được 4 hộ này đầu tư gồm hệ thống máy bơm và đường ống tưới, lấy nguồn từ các nguồn tự nhiên như khe, suối hoặc từ các hồ, ao nhỏ do người dân tự đầu tư. Các công trình thủy lợi của xã chủ yếu phục vụ cho diện tích canh tác lúa, màu của xã. Khó khăn về nguồn nước cũng như địa hình làm hạn chế việc chăm bón, tưới nước theo quy trình kỹ thuật cho các diện tích cây có múi. 
Giải pháp tưới dí hiện được 100% hộ dân tại Bắc Phong nói chung cũng như 4 hộ dân trong khu vực mô hình nói riêng sử dụng. Các hộ dân đang sử dụng nước từ 3 hồ nhỏ tích nước từ các khe suối trên đồi chảy và sử dụng các đập đất do các hộ dân này tự đắp để giữ nước. Dung tích mỗi hồ trung bình từ 1500 – 2000m3. 1 máy bơm công suất nhỏ, Q = 5m3/h được dùng để bơm nước từ các hồ này lên bể trữ nước có dung tích khoảng 100m3 trên đỉnh đồi tưới tự chảy cho cam trồng trên sườn đồi.   
+) Hiện trạng sở hữu đất canh tác
Trong khu mô hình, diện tích sở hữu trung bình trên hộ lớn là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp cơ giới đồng ruộng.
4. Đánh giá sơ bộ về khó khăn thuận lợi trong việc xây dựng mô hình CSA
+) Thuân lợi
- Các điều kiện về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, là điều kiện tốt cho phát triển của cây cam;
- Người dân sẵn sàng tiếp nhận các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ sản xuất;
- Cây cam là cây có giá trị kinh tế cao, có sức hấp dẫn với người dân để đầu tư;
- Khu mô hình đang được đầu tư kênh tưới từ hợp phần 2 để đảm bảo cấp nước tưới cho cây cam;
- Vị trí địa trí thuận lợi, dễ dàng cho giao thương hàng hóa với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận;
- Diện tích sở hữu trung bình trên hộ lớn là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp cơ giới đồng ruộng;
+) Khó khăn
- Chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ biện pháp kỹ thuật cắt tỉa nên tán cây không hợp lý;
- Bón phân theo chủ quan và chưa căn cứ vào quy trình kỹ thuật, sử dụng nhiều phân hữu cơ (phân tươi);
- Phòng trừ sâu bệnh hại chủ yếu bằng thuốc hóa học, có phần lạm dụng nên lãng phí và gây ô nhiễm môi trường;
- Tỉ lệ lao động là nữ giới trong canh tác vườn cam lớn, hạn chế về khả năng chăm sóc thường xuyên cho vườn cam;
- Chưa sử dụng các công cụ bảo hộ lao động; vỏ bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom và xử lý gây ô nhiễm môi trường;
- Chưa có hình thức bảo quản sau thu hoạch hiệu quả để giãn thời gian tập trung sản lượng được thu hoạch, giúp tăng và ổn định giá trị sản phẩm.
- Khó khăn về nguồn nước do điều kiện địa hình, địa chất của khu vực; 
- Chưa tưới nước đảm bảo nhu cầu nước của cây theo từng giai đoạn phát triển do không chủ động được nước tưới;
- Hình thức tưới dí chưa hiệu quả, gây lãng phí nước, tăng khả năng rửa trôi chất dinh dưỡng, làm chai cứng đất và xói mòn; 
- Chưa có mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái thu gom;
- Chưa có cơ sở tập trung, thu gom, bảo quản và sơ chế sản phẩm sau thu hoạch;
- Chưa có công trình tưới tiêu mặt ruộng để chủ động cấp nước.
Từ khóa : khuyến nông , nông nghiệp , csa

Bản đồ thời tiết

  • Các lớp bản đồ
  • Bản đồ cơ bản
Phản ánh phát hiện dịch bệnh